21 December 2012

Top 10 tips to a new django developer


1.Don’t put project name in the imports

For example suppose say you have an app “xyz” in the project say“project3” then don’t say

from project3.xyz.models import Author

It ties the project name to your app which has several disadvantages like

1.You can’t easily reuse the app.
2.In future if you want to change the project name it becomes difficult.

Instead do this.

from xyz.models import Author

You can write the above statement as the django project is there on the python path.

2.Don’t hard code MEDIA_ROOT and TEMPLATE_DIRS

In settings.py don’t write MEDIA_ROOT and TEMPLATE_DIRS as below
TEMPLATE_DIRS = ( "/home/html/project/templates",)
MEDIA_ROOT = "/home/html/project/appmedia/"

The above will cause problem when you move your project to deployment servers (changing from one server to another server) , changing from one OS to another OS as you need to take of proper directory structure.

By following the below technique you can easily avoid the above problems

SITE_ROOT = os.path.realpath(os.path.dirname(__file__))
MEDIA_ROOT = os.path.join(SITE_ROOT, 'appmedia')
TEMPLATE_DIRS = ( os.path.join(SITE_ROOT, 'templates'),)


This technique which i have learned from Rob Hudson and more details you can find at the below link:
http://rob.cogit8.org/blog/2009/May/05/django-and-relativity-updated/
3.Don’t hard code static files in your templates.

What i mean by above is :
When you want to link static files like (java script files,css files,images) don’t do the below

( Let us assume that MEDIA_URL is “/appmedia/” )

<link rel="stylesheet" type="text/css" href="/appmedia/wysiwyg/jHtmlArea.css" />
<script type="text/javascript" src="/appmedia/wysiwyg/jHtmlArea.js"></script>
<script type="text/javascript" src="/appmedia/scripts/editor.js"></script>
<script type="text/javascript" src="/appmedia/scripts/comments.js"></script>
<script type="text/javascript" src="/appmedia/scripts/voting.js"></script>


The problem with above approach is say, suppose if you want to server static content via another server (or) with amazon S3 from now let us say from (http://cdn.xyz.com/) then you need to rewrite every template replacing “/appmedia/” with http://cdn.xyz.comAh………… so tedious.

You can eliminate the above tedious process by following the simple technique.(i.e) Use the context variable {{MEDIA_URL}}instead of hard coding as “/appmedia/” as below

<link rel="stylesheet" type="text/css" href="{{ MEDIA_URL }}wysiwyg/jHtmlArea.css" />
<script type="text/javascript" src="{{ MEDIA_URL }}wysiwyg/jHtmlArea.js"></script>
<script type="text/javascript" src="{{ MEDIA_URL }}scripts/editor.js"></script>
<script type="text/javascript" src="{{ MEDIA_URL }}scripts/comments.js"></script>
<script type="text/javascript" src="{{ MEDIA_URL }}scripts/voting.js"></script>



Using the above approach when you change the MEDIA_URL from “/appmedia/” to “http://cdn.xyz.com/”.It is automatically reflected in all templates.No tedious process to changing all the templates.
How do we get the Context variable?
Very simple.You can pass various useful context variables (like user,requested page) to templates by adding RequestContext(request) to render_to_response as below
return render_to_response("my_app/my_template.html", {'some_var': 'foo'}, \ context_instance=RequestContext(request))

More details:

http://www.b-list.org/weblog/2006/jun/14/django-tips-template-context-processors/
4.Don’t write core business logic in your views !

It is really not a good idea to put down your core business logic into the views (suppose say logic for adding P amount from bank X and removing P amount from bank Y).
Why?
We can’t unit test the code.
We can’t reuse the code.
Then where to put?
Putting down in models or in an helper function is a good idea.
What about very basic logic?
I think we can put very basic stuff like retrieving an object (of some model) ,fetching and passing a list etc…. into the views.
5.It is tedious to change DEBUG=False (settings.py) when moving to production server

Often we forget to change DEBUG to False when we move from local environment to production environment. (Changing DEBUG = False has many benefits ).And it is tedious.
The simple technique to deal with the above is to check the hostname and then set the DEBUG variable as below .

import socket
if socket.gethostname() == 'productionserver.com':
DEBUG = False
else:
DEBUG = True


It is first pointed out by Jokull

Moredetails at the below link:

http://nicksergeant.com/blog/django/automatically-setting-debug-your-django-app-based-server-hostname

Other technique is to use different settings file (with DEBUG =True) for the local environment as below.

#Filename settings_debuy.py
#It contains all variables from settings and it overrides the DEBUG variable to True
#we use settings_debug.py to run the server locally python manage.py runserver 

settings=settings_debug.py
from settings import *
DEBUG = True
#you can also add other things which helps you to do the debugging easily
#like Debug toolbar etc...


More details :

http://blog.dpeepul.com/2009/07/02/from-now-you-will-never-forget-to-put-debug-true-in-django-production-environment/
6.Load template tags belonging to third party apps only once

Before using the template tags in a template from third party apps we need to do

{% load template_tags %}

We need to do the above for every template in which we need to use the third party template tags.It violates the DRY principle.We fix this by using the below code…………….
from django import template
template.add_to_builtins('project.app.templatetags.custom_tag_module')


Just put the above code in any file which automatically loads at the start like (settings.py,urls.py,every app models.py).
The above code loads the template tags at the start and you can use the template tags in any templates without using the code {% load template_tags %}

7.Urls.py
1.Don’t write all yours urls in project/urls.py
like
urlpatterns = patterns('',
url(r'^askalumini/question/,'.....registerInstitution',name='iregister'),

url(r'^askalumin/answer/,'someview.....',name='newmemberurl'),
url(r'^institution/member/,'someview.....',name="dashboardurl"),
url(r'^institution/faculty/,'editInstitute',name="editinstituteurl"),
url(r'^memeber/editprofile/,'editProfile',name="editprofileurl"),
url(r'^member/changepassword/,'changePassword',name="changepasswordurl"),
url(r'^member/forgotpassword/,'forgotPassword',name="forgotpasswordurl"),
url(r'^member/changepicture/,'changePicture',name="changepictureurl"),
url(r'^member/logout/,'memeberlogout',name="logouturl"), , )



Instead segregate across multiple apps like below (the below file will go into project./urls.py).This helps to reuse the app for a different project without doing tedious modifications.
1:

2: urlpatterns = patterns('',

3: # Example:

(r'^, include('institution.urls')),
(r'^institution/', include('institution.urls')),
(r'^askalumini/', include('askalumini.urls')),
(r'^member/', include('member.urls')),)


and then create urls.py in every app and add the corresponding urls as below (sample is show for askalumini app)

urlpatterns = patterns('askalumini.views',
url(r'^,'askHome',name='askaluminiurl'),
url(r'^questions/(?P<questionno>\d+)/,'displayQuestion',name='askquestiondisplay'),
url(r'^askquestions/,'askQuestion',name='askquestionurl'),
url(r'^postcomment/,'postComment',name="askquestioncomment")


Use URL function to define the URL

As you might have noticed we are using url function to define every url which allows us to name the url.In every url which we have defined above you can see the urlname at the last (like name=”.,…………”). This name will help us in efficiently forming a url in views,templates and models without hardcoding.
To maintain uniqueness in the names of urls across different apps just following the convention to name the url like “<apppname><somelabel>” (please see the above code)
Don’t hardcode urls
Why?
Suppose if you change the url structure in url.py you also need to apply the same change at all places where you have hardcoded the url.(so tedious ……….)
In views.py

Instead of writing the hardcode url as below
1: HttpResponseRedirect("/askalumini/questions/54")
use the reverse lookup function to form the url by means of urlname……….

from django.core.urlresolvers import reverse
HttpResponseRedirect(reverse('askquestiondisplay',kwargs={'questionno':q.id}))


In models.py
in models.py for forming absolute urls in addition to reverse lookup you can also use models.permalink decorator as below

@models.permalink
def get_absolute_url(self):
return ('profileurl2',(),{'userid': self.user.id})

The above decorator also uses the name to form a url.
In templates.py
By using a url tag you can also form a url by means of url name instead of hardcoding which has several serious disadvantages.
{% url askquestiondisplay 345 %}
2: Ask Question

8.Debugging

a.Use django-debug-toolbar to find various information like
1.How many sql statements executed ? Total time?
2,.Template name , logging ,cookie/session information etc……….
You can see the full features of debug-toolbar at the below link
http://github.com/robhudson/django-debug-toolbar/tree/master
b.Use Werkzeug debugger which allows you to open python shell right on the error page.and which helps you to quickly debug the things.
See below link for more details.
http://blog.dpeepul.com/2009/07/14/python-shell-right-on-the-django-error-page/
c.Use pdb a powerful utility to debug things.
More details:
http://ericholscher.com/blog/2008/aug/31/using-pdb-python-debugger-django-debugging-series-/
9.Know about pinax if possible use it.

One of the biggest advantage of using django is its ability to reuse the apps .Django is not geared towards monolithic design as other frameworks do. Django facilitates reusability.This is one of the important argument to use Django instead of other frameworks.And Pinax is one such fruit of above design decision.

What is Pinax?
In the present day world every website require components like regisration,openid support,some kind groups/ tribes,user profiles etc…..Almost every site has to code logic for these components. As they are reusable across many sites what if we have a platform (means a django project) which provides all these reusable components outof box and asks the developer to built on top of it.Such a platform help the developers to rapidly build the websites , it helps them to focus on core aspects of their site.
See the above diagram (especially 2nd one) with pinax you only focuses on the cores aspects of app the common components are taken care by pinax hence you can develop the app very quickly.
Pinax is such a (django) platform which provides a collection of integrated reusable django apps.Out of box pinax provides several reusable components/apps like
openid support
contact import (from vCard, Google or Yahoo)
notification framework etc…More details athttp://pinaxproject.com/
Pinax is powerful idea from James Tauber. Try to use this if you can which helps you to rapidly build a webapp.
More details you can find at the below link which i have written earlier:
http://uswaretech.com/blog/2009/03/create-a-new-social-networking-site-in-few-hours-using-pinax-platform-django/

10.Important third party apps to know
Various important third party of app to get you started:
1.Migrations :
What are (schema/data) migrations?
you have done syncdb
At this time the structure of models is reflected in the database.
After some days/hours ……………..
you have to change some model structure like adding a field ,removing a field .And you have changed.Now the important question is how do you reflect those changes into the database.Some possible options are Doing the syncdb again. (tedious)
Manually writing the alter database statements (tedious)These movements of database from one state to another state is called migration.There are several third party apps which helps you to do this migrations like
django-evolutions (easy to use, Automagically does every thing but is not robust)
South (is more robust but a bit of learning is needed)

2.templates
if you feel django template language is very restricted then you can use the below
1. template-utils (enhances the template functionality with comparison template tags, other template utilities)
2. Jinja (third party template system , which use same syntax as django template, which you can plugin to your Django project and it offers more flexibility and features in writing the template logic)

3.Other third party apps
1. django command extensions which allows you do several helpful things via command line like
1.shell_plus : loads all the django models
2.runserver_plus integrates with Werkzeug debugger
3.generating models graph to show it to your boss
etc…
More detals at the below link:
http://ericholscher.com/blog/2008/sep/12/screencast-django-command-extensions/

2.Sorl for generating thumbnails.
etc………………..
Other resources:
1.http://stackoverflow.com/questions/550632/favorite-django-tips-features

If you know any important tips to a new django developers please let me know in comments.,

04 November 2012

3 đặc tính cần có của người đàn ông



Thứ nhất: Phải có tri thức

Tri thức của người đàn ông là gì ?
- Phông văn hóa cao
- Nền tảng học thuật phải cao
- Lề nối đối xử tinh tế
- Phải có nhân tâm  -> sắc nét, hiểu đời, trài nghiệm

Thứ 2: Phải sắc nét

- Trắng đen rõ ràng, một mặt đen, một mặt trắng, cướp cũng được nhưng phải là cướp, vua cũng được nhưng phải là vua, đừng lờ mờ, đừng lờ nhờ

Thứ 3: Phải có sức mạnh

Sức mạnh không phải cơ bắp, vẻ bên ngoài mà là:
- Chất lượng sự tưởng tượng, chất lượng tư duy áp đặt vào hành động phải đạt mục tiêu cụ thể
- Nói ít làm nhiều

Nguyễn Hoàng Phương

03 November 2012

Kỹ năng giao tế

Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Trị Liệu

Phần I

KHÁI QUÁT

Giao tế là kỹ năng cần thiết đối với mọi cá nhân, mọi thành viên của xã hội sống hợp quần. Chung quanh chúng ta, có những người được cho là “khéo giao tiếp.” Đó có thể là cô Loan lúc nào cũng nhỏ nhẹ, hay anh Tuấn luôn bình tĩnh dù phải nghe những lời chỉ trích, hoặc ông giám đốc Toàn biết sửa lỗi nhân viên bằng những lời từ tốn. Có những người khác lại mang tiếng “vụng về.” Thí dụ như cậu Khánh luôn cho rằng chỉ ý kiến của mình mới đúng, hay bé Thủy không bao giờ chấp nhận mình sai. Có những người mà chúng ta nhận định đơn giản là “vô duyên.” Họ đang nói chuyện này bỗng xọ sang chuyện khác. Họ cũng có thể nói mãi về một chủ đề, và nói đi nói lại những chi tiết đã nói rồi, dù những người chung quanh đã đi sang chủ đề khác. Họ có khi đứng quá sát người đối diện khiến ai cũng cảm thấy không gian cá nhân bị xâm phạm. Còn lại, đại đa số chúng ta có khả năng giao tiếp ở mức trung bình.


Sử dụng ngôn ngữ


Giao tế là kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một cá nhân có nền tảng căn bản về nhiều kỹ năng khác. Trước tiên là khả năng sử dụng ngôn ngữ để truyền tải tư tưởng. Ngôn ngữ được sử dụng có thể là lời nói, dấu tay, chữ viết, hình ảnh, v.v.. Dù ở hình thái nào, ngôn ngữ mà một cá nhân sử dụng phải khiến người nghe hiểu được. Tiến trình giao tiếp bị trục trặc nếu người nghe không hiểu lối bày tỏ của người nói. Thí dụ, bé Mai nói ngọng nên mẹ không hiểu bé muốn ăn gì, bé Khôi ra dấu bằng tay nhưng người bạn – vì không hiểu ngôn ngữ ra dấu tay – nên tròn mắt nhìn, bà Trúc nói nhanh và nhiều khiến con bà không kịp nhớ những gì bà dặn…

Tiếp thu ngôn ngữ

Sử dụng ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, thì tiếp thu ngôn ngữ sẽ là yếu tố kế tiếp. Một cá nhân phải hiểu được lời nói hay câu hỏi của người đối diện để câu chuyện có thể tiếp tục. Bé Hiền phải hiểu câu hỏi “Con muốn mặc áo đầm hay quần jean?” của mẹ để có thể cùng mẹ chọn áo quần bé thích. Bé Khôi, khi được hỏi cùng câu hỏi, lẽ ra phải cười vì biết mẹ đang có ý ghẹo mình. Bé Khôi có thể trả lời: “Con là con trai mà!” Khả năng tiếp thu ngôn ngữ ở mức độ cao hơn còn có những lời nói ví von, mang nghĩa bóng… Anh Đức nghe mẹ khen: “Gớm, con trai mẹ bây giờ nấu cơm giặt giũ giỏi thế nhỉ!” Biết đâu bà mẹ đang khó chịu khi thấy cậu con trai cưng phải xuống bếp làm việc nhà.

Đoán biết âm giọng, từ ngữ

Đoán biết âm giọng, từ ngữ của người nói là kỹ năng quan trọng. Anh Đức có thể biết mẹ mình đang khen anh và vui thực lòng, hay đang khó chịu, qua âm giọng của bà. Trẻ con biết nghe âm giọng cha mẹ, thầy cô mà đoán ra chúng đang ngoan ngoãn hay đang bị khiển trách. Một em bé tự kỷ có thể khóc hay tỏ ra sợ sệt, bịt tai, chạy trốn khi nghe giọng nói nghiêm khắc của cô giáo hay ba mẹ. Các cô cậu học cấp 3 có thể “lạnh gáy” khi nghe những từ “anh, chị, cô, cậu” như trong câu “Bây giờ anh 17 tuổi, anh còn nghe lời chúng tôi không?” hay “Cô bao nhiêu tuổi mà cô dậy khôn cha mẹ?” Tuy nhiên, cũng chữ “anh, chị” được dùng bằng âm giọng ôn tồn, các em sẽ thấy được tôn trọng: “Nay anh đã lớn, ba mẹ mong anh sẽ giúp ba mẹ kèm các em học ở nhà.”

Giao tiếp mắt

Vì giao tế cần ngôn ngữ, giao tế cũng cần khả năng giao tiếp mắt khi trò chuyện. Có vẻ như đây là kỹ năng người ta sinh ra đã có, không cần ai dậy. Thực sự, với đại đa số chúng ta, đúng là việc nhìn vào mắt người đối diện là những gì không ai phải dậy. Đứa bé được mẹ ôm trong tay, ở vài tháng tuổi, đang bú mẹ mà mắt cứ nhìn chăm chăm vào mặt mẹ. Rồi ở tuổi biết lẫy, biết bò, chập chững đi… đứa bé luôn nhìn vào mắt bố mẹ khi đòi bồng ẵm, khi nhõng nhẽo, nũng nịu, hay khi xin đồ chơi này, thức ăn kia… Đúng là không ai dậy đứa bé sơ sinh kia phải nhìn vào mắt người đối diện, và có vẻ như đó là những gì tạo hóa đã ban cho mỗi bào thai. Các nhà chuyên môn tin rằng trẻ con nhìn mắt người lớn trước tiên là để yêu cầu, đòi hỏi. Sau đó, chúng quan sát người chung quanh giao tiếp với chúng, và hiểu rằng mắt nhìn mắt là một quy luật của giao tế: phải nhìn nhau để tỏ ra đang nghe nhau, chú ý đến nhau; và không nhìn có thể là biểu tỏ của làm ngơ, giận dỗi…

Khả năng ghi nhớ những dữ kiện nghe được

Rất nhiều khi, trong giao tiếp, chúng ta nhận được thông tin dồn dập. Người hỏi có thể hỏi một câu hỏi sau khi đưa ra hơn một dữ kiện: “Vào thứ Năm tuần tới, khoảng 8 hay 9 giờ sáng, con có thể đón dì Út rồi đưa mẹ và dì Út lên nhà bác Hai không?” Người nghe phải nhớ những dữ kiện này để có thể tổng hợp và phân tích chúng trước khi đưa ra câu trả lời.

Người nói thường bắt đầu tư tưởng của mình bằng câu thứ nhất, và có thể chấm dứt ở câu thứ năm, thứ sáu. Người nghe phải nhớ và thống kê những thông tin của người nói để đáp lời cho thích hợp.

Trong khuôn khổ một buổi thảo luận hay tranh luận, chúng ta có thể gặp khó khăn vì dữ kiện và thông tin tràn ngập, vượt quá mức mà trí nhớ chúng ta có thể kịp ghi lại (vì cùng lúc não còn phải phân tích và phán đoán). Lúc ấy, chúng ta sẽ dựa trên giấy bút để lấy nốt, ghi phác lại, hay tốc ký.

Trí hiểu tổng quát

Giao tế dĩ nhiên cần trí hiểu tổng quát. Thí dụ, để biết chào hỏi cho thích hợp, một cá nhân phải biết đoán định quan hệ họ hàng: đây là bác, tức anh của ba/má; đây là bà, là mẹ của ba/má hay là chị/em của bà nội/bà ngoại, v.v.. Nếu người đối diện không có quan hệ họ hàng, khả năng đoán định vẫn cần thiết: tôi chào cụ vì người ấy ở tuổi trên cả ông bà tôi, tôi chào cô vì người này có vẻ trẻ hơn cha mẹ tôi. Nếu cô gái này ở tuổi của tôi hoặc nhỏ hơn tôi một chút, tôi có thể gọi bằng cô hay ngay cả bằng chị. Khi gặp gỡ cấp trên, cấp dưới, lối xưng hô trở nên khách sáo hơn, và khả năng giao tế của một cá nhân đòi hỏi cá nhân ấy phải xưng “tôi.” Tuy nhiên, cũng chính khả năng giao tế ở nơi làm việc cho phép một cá nhân có thể xưng tên hay xưng “anh,” “cô,” “bác”… nếu quan hệ làm việc thân tình và đủ tin cậy. Cô thư ký Quỳnh, trong những ngày đầu tại hãng xưởng mới, có thể xưng “Quỳnh” với cô gái trả lời điện thoại ngồi bên cạnh, nhưng sẽ xưng “tôi” với anh chàng trưởng phòng kế hoạch ở gần tuổi của cô, và xưng “em” với chị trưởng phòng nhân sự. Nếu khéo giao tế, Quỳnh sẽ biết rằng xưng “tôi” với cô gái trả lời điện thoại có thể khiến Quỳnh có vẻ kiêu ngạo và xa cách, trong khi xưng “em” với anh chàng trưởng phòng kế hoạch sẽ làm cô bị hiểu lầm là sàm sỡ.

Quan sát và phân tích

Giao tế cũng đòi hỏi một cá nhân biết quan sát và phân tích. Chi thấy mặt mẹ không vui, miệng mẹ không hôn, tay mẹ không ôm, Chi hiểu mẹ đang giận. Khả năng phân tích sẽ cho Chi biết rằng hồi sáng Chi khóc khi vào lớp, rồi Chi còn kéo tóc bạn để cô giáo phải kêu cho mẹ. Với chúng ta, trong thế giới người lớn, chúng ta thường xuyên quan sát người chung quanh để đoán định tình cảm, ý muốn… của họ. Tôi được anh chị B mời đến nhà bàn thảo sự việc đáng tiếc khi con tôi và con anh chị B đánh nhau tại trường. Tôi bước vào nhà và thấy mặt chị B lạnh như tiền. Anh B ngồi sẵn ở phòng khách, chân bắt chéo, và chỉ khẽ gật đầu để đáp lời mời của tôi. Tôi có thể hiểu ngay anh chị B đang cho rằng lỗi hoàn toàn ở con tôi. Ngược lại, nếu cả hai anh chị cùng ra cửa đón tôi với những nụ cười và lời chào nồng nhiệt, tôi biết tôi có thể dễ dàng cùng anh chị thông cảm và giúp hai đứa trẻ tiến bộ.

Khả năng quan sát này có vẻ thiếu đi ở một số cá nhân. Nói cách khác, kỹ năng đọc vẻ mặt, cử điệu… hình như không phải ai cũng có. Bé Nhân không biết rằng bà ngoại mệt nên mới nằm liệt trong giường, bé vô tư đòi bà bế bé ra chợ. Chị Hoa cứ huyên thuyên kể chuyện con mình nhận bằng khen, và không nhận ra ánh mắt thoáng buồn của người bạn có đứa con chậm phát triển. Những cá nhân quan sát giỏi thường có khả năng chỉnh sửa lời nói và thái độ của mình. Bé Mi đang líu lo: “Bố ơi, bố ơi, bố có nghe con không? Bà cho con trái táo đẹp quá đây này! Bố nhìn này…” và bỗng im lặng rón rén ra khỏi phòng khi thấy bố bé đang nghe điện thoại. Cũng bé Mi, Mi hăng hái kể “Con gấu trèo lên cây này mẹ, nó lấy đá ném vào anh của nó.” Khi thấy mẹ tròn mắt nhìn mình, Mi có khả năng sửa lại câu chuyện: “Nó dọa thế thôi mẹ ạ. Nó đùa đấy mà! Gấu đâu có đánh anh, mẹ nhỉ!”

KỶ NĂNG GIAO TẾ VÀ TRẺ EM TRONG PHỔ TỰ KỶ

Nhóm trẻ em trong phổ tự kỷ, từ dạng nặng đến dạng nhẹ (Asperger), thiếu khả năng giao tế. Điều này có lẽ không khó hiểu nếu biết rằng khả năng giao tế là tổng hợp của rất nhiều kỹ năng, từ đơn giản như phát âm chỉ một từ hay đoán nét mặt buồn/vui, đến phức tạp như hiểu lời nói bóng gió hay tỏ ý không hài lòng một cách tế nhị.

Các em tự kỷ hay Asperger thường bị hiểu lầm là đứa trẻ kỳ quặc (vì không nhìn mắt người đang nói với mình), hoặc đứa trẻ được chiều chuộng quá mức (vì òa khóc khi mới nghe nửa lời chỉ trích). Rất nhiều những ánh mắt chiếu vào các em với lời bình phẩm như “mất dậy,” “quá hư,” hay ngay cả “khùng khùng điên điên”… khi các em có những thái độ giao tiếp không thích hợp ở chốn công cộng.

Ngay cả bậc cha mẹ, thương con vô cùng, cũng có khi thấy mình hoàn toàn không hiểu nổi vì sao con lại có thể cào cấu mặt mẹ chỉ vì không lấy được con gấu yêu thích. Không ít khi cha mẹ ngạc nhiên: “Sao bé lại không hiểu rằng khi chơi game không phải lúc nào bé cũng phải thắng?” Hay “Sao tôi đã cố gắng nói mãi mà cháu ở nhà vẫn không nhìn mắt tôi khi tôi nói?”

Điều khó khăn là rối loạn tự kỷ đã lấy đi khả năng của các em để quan sát và học khả năng giao tế từ người chung quanh. Các em vẫn thấy anh, chị, em của mình bị phạt vì đánh người khác, nhưng các em không rút được kết luận để chính các em không nên đánh ai. Các em chứng kiến bạn A bị phạt ngồi khoanh tay trên ghế vì xé vở của bạn, nhưng các em liên đới để đừng xé vở của ai. Các em Asperger, dạng tự kỷ nhẹ, thường xuyên nghe các bạn trò chuyện với nhau, nhưng không bắt chước được một câu để chính mình bắt chuyện với ai.

Những khả năng giao tế vì thế cần được dậy cho các em tự kỷ hay Asperger như những bài học thuộc lòng, cũng giống như chúng ta dậy 2 cộng 2 là 4, hay hình có ba cạnh mang tên tam giác.

Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng ngôn ngữ, tình cảm và lối biểu tỏ của con người đa dạng và thay đổi muôn cách, trong khi kiến thức 2 cộng 2 là 4 là loại kiến thức bất di bất dịch. Do vậy, dậy khả năng giao tế gian nan hơn dậy cộng trừ nhân chia. Hơn nữa, khả năng giao tế qua những bài học chỉ có hiệu quả nhất định nếu một cá nhân tự kỷ hay Asperger không phát triển được khả năng liên đới và khái quát hóa.

KẾT LUẬN

Giao tế đúng là khả năng phức tạp, vì những đề mục nhỏ trên đây chỉ là một phần của giao tế. Để thành công trong giao tế, một cá nhân còn cần nhiều các kỹ năng khác.

Vì mục đích của bài viết hướng đến khả năng giao tế mà chúng ta cần huấn luyện cho các em chậm phát triển, Down, tự kỷ, Asperger… chúng tôi xin gợi ý phân loại các kỹ năng này như sau:
  1. Làm theo mệnh lệnh
  2. Chấp nhận lời chỉ trích, góp ý
  3. Chấp nhận câu trả lời “không”
  4. Giữ bình tĩnh
  5. Không đồng ý
  6. Yêu cầu được giúp đỡ
  7. Xin phép
  8. Thuận thảo với người khác
  9. Xin lỗi
  10. Trò chuyện
  11. Khen
  12. Nhận lời khen
  13. Nghe người khác nói
  14. Chân thật
  15. Tỏ lòng thông cảm
  16. Tự giới thiệu

Trong những phần sau của loại bài này, 16 kỹ năng trên đây sẽ được thảo luận đi kèm những gợi ý để phụ huynh dậy cho các em bé tự kỷ/Asperger hay chậm phát triển.

Phần II

1)Làm theo mệnh lệnh

Kỹ năng làm theo mệnh lệnh trong bài viết này không nhắm đến thói quen nhắm mắt vâng lệnh trên, hay cúc cung tuân lời chủ mà xã hội vẫn coi là phản ứng thụ động của kẻ yếu thế, hèn nhát. Làm theo mệnh lệnh ở đây là thái độ cộng tác tích cực tại gia đình, trong lớp học, ngoài xã hội.
Làm theo mệnh lệnh có thể coi là bài học mang tính xã hội đầu đời mà em bé nào cũng được học. Lơ ngơ vài tháng tuổi, bé đã nghe mẹ nói đi nói lại bên tai: “Đến giờ rồi, bé con bú nhé!” hay “Trưa nóng, mẹ tắm mát cho con này!” Khi biết bò, bé có thể đã nghe: “Đừng bò vào gầm bàn, đụng đầu đấy!”, “Con bò lại đây nào!” Lúc chập chững đi, những câu khuyến khích: “Cố lên nào, bước bước nữa đi con!” hay “Ba đây nè, con bước lại với ba!” cũng là những mệnh lệnh.

Kỹ năng làm theo mệnh lệnh thường là bài học đầu tiên cho trẻ tự kỷ hay chậm phát triển vì khả năng này cần thiết để một học sinh trở nên thành viên tích cực của lớp: bé A cần nín khóc, bé B nên thôi nhẩy trên bàn, bé C phải làm viết cho xong bài tập viết…

Kỹ năng làm theo mệnh lệnh còn là căn bản để các em học sinh trong lớp đón nhận kiến thức mới: “Bây giờ chúng ta học toán. Các em mở sách trang 3 nhé. Các em có thấy hình đầu tiên không? Đếm cho cô xem trong hình ấy có bao nhiêu trái cam?”

Với các em tự kỷ/chậm phát triển, làm theo mệnh lệnh được sử dụng nhiều vì đây cũng là phương cách để dậy danh từ hay giới từ ở cấp độ căn bản nhất: “Để bút chì lên hộp màu xanh,” “Lấy cái thìa bỏ vào ly màu đỏ,” “Các con lấy màu nâu và tô con gấu cho cô, rồi lấy màu vàng tô mặt trời!” hay “Ai biết hát Bé Lên Ba thì dơ tay lên nào!”

Với các em có trình độ khá hơn, mệnh lệnh gia tăng mức phức tạp: “Các em dở trang 12, và làm các bài tập có số chẵn. Bài số lẻ ngày mai chúng ta mới làm!”

Dậy bé làm theo mệnh lệnh

Bậc phụ huynh có thể luyện cho con em khả năng này tại nhà. Điều tế nhị là nhận biết trình độ của các em: bé biết tên vật dụng nào, bé biết bao nhiêu màu sắc/hình dạng, bé có thể nghe câu nói dài bao nhiêu chữ, bé cần được nghe một câu nói nhắc lại bao nhiêu lần.

Bài học sẽ không làm cho bé giận dữ hay quá tải nếu được soạn dựa trên những vật dụng bé đã biết rành rẽ. Xin lưu ý, vì mục đích là để luyện khả năng làm theo mệnh lệnh, chúng ta chỉ chọn những vật dụng bé đã biết. Nếu mục đích để mở rộng vốn từ, chúng ta mới chọn những gì bé chưa biết. Khi đã có danh sách những gì bé biết tên, các bạn có thể chọn ra 5 hay 6 vật một lần (nhiều đồ vật có thể làm cho bé chia trí). Bạn hãy soạn sẵn những mệnh lệnh để có đọc chúng cho con một cách xuông xẻ và lập lại y như đã đọc. Những mệnh lệnh này có số chữ dài bằng số chữ mà bé có thể nghe và hiểu. Ngoài ra, từ ngữ sử dụng trong mệnh lệnh cũng nên nằm trong vốn từ bé đã có.

Thí dụ, bạn chọn được cái muỗng, cái bát, bút màu vàng, chiếc kẹp tóc, và cái lược, bạn có thể soạn sẵn những mệnh lệnh như: đưa mẹ cái bát, bỏ bút màu vào bát, lấy kẹp tóc để lên đầu con, bỏ cái lược xuống đất, v.v..

Bạn có thể thấy rằng mỗi câu trên đây có khoảng 3 chi tiết. Thí dụ “đưa mẹ cái bát,” chúng ta có đưa, mẹ, và cái bát. Số mệnh lệnh này sẽ tăng lên tùy theo trình độ của bé. Sau này, có những mệnh lệnh phức tạp hơn như: “Để cái xe màu đỏ lên cái hộp màu tím, rồi lấy tay trái sờ lên vai phải!” 
Phần lớn trẻ em khi mới tập bài tập làm theo mệnh lệnh sẽ cần được nghe lại mệnh lệnh nhiều lần. Có em chỉ nghe hai lần là làm được, có em cần đến 5 lần. Chúng tôi dựa trên kinh nghiệm để đề nghị nhiều nhất là 5 lần. Ở lần cuối cùng, người dậy sẽ cầm tay bé để thực hiện mệnh lệnh thay vì tiếp tục chờ đợi bé.

Vì bài học làm theo mệnh lệnh cũng còn có thể dùng để dậy các ý niệm khác, hy vọng các bạn sẽ không khiến cho bài học trở nên phức tạp quá trình độ của bé. Một bài học quá trình độ có thể làm cho bé quá tải, làm cho người dậy thất vọng, và không mang lại hiệu quả mong muốn.
Nếu muốn dậy các ý niệm khác, chúng tôi đề nghị các bạn soạn bài theo các chủ đề khác nhau, thí dụ: giới từ (học về bên trên, dưới, trái, phải, cạnh, sau, trước…), danh từ (những vật bé cần biết tên như bộ phận cơ thể, đồ dùng trong khung cảnh gia đình, trường lớp…, số, chữ…), động từ (dơ tay, đi, ngồi, nghiêng đầu, nhắm mắt…), vân vân.

Khi bắt đầu bài học cho bé, hãy bảo đảm là khung cảnh chung quanh tĩnh lặng và không làm bé chia trí. Bạn cũng nên cho phép bé được nghỉ dãn xả giữa giờ bằng một vòng đi bộ quanh vòng, uống một hớp nước… Khi bé tỏ vẻ phẫn nộ vì nét mới mẻ hay độ khó của bài, bạn có thể cắt ngắn bài học ở những lần đầu. Khi đọc một mệnh lệnh cho bé, bạn có thể cầm lấy hai tay bé và mắt nhìn mắt để giúp bé chú ý vào lời bạn. Khi mệnh lệnh đã được đọc xong, bạn thả tay bé ra để bé bắt thi hành mệnh lệnh. Nếu cần, bạn có thể giúp bé nhắc lại mệnh lệnh này. Dậy bé xin “Mẹ/Ba đọc lại đi” cũng cần thiết để sau này vào lớp bé biết cho thầy cô hiểu rằng bé cần họ nhắc lại mệnh lệnh.

2) Chấp nhận lời chỉ trích, phê bình

Chấp nhận lời chỉ trích, phê bình? Có vẻ như chúng ta đang nói đến tính khiêm nhu của người lớn. Điều này cũng chẳng sai. Không thiếu những giây phút chúng ta thấy “nóng mặt” vì lời nói của người đối diện. Món ăn vừa nấu xong, chồng bảo: “Nêm hơi thiếu ngọt!” Nhà vừa sơn xong, vợ chép miệng: “Giá mà màu vàng nhạt hơn sẽ đẹp hơn!” Những lời chỉ trích đưa ra ở chỗ đông người còn khó nghe hơn, thí dụ như khi chúng ta bị phê bình trong cuộc họp, giữa khi vui vẻ với bạn bè, trong bàn tiệc, vân vân.

Với đa số trẻ em, việc chấp nhận lời phê bình không phải là điều khó khăn. Các em vẫn có thể bình tĩnh nghe mẹ la, ba mắng, ông bà rầy. Các em cũng thường nghe bạn chê: “Bạn tô mầu xấu thế!” hay “Áo của bạn không đẹp bằng áo của mình!” Khi cô giáo chấm điểm và phê bình bài các em trước lớp, không có nhiều những trường hợp các em khóc lóc, bắt đền, giận dữ.

Với các em tự kỷ, chấp nhận lời phê bình là điều khó khăn không phải vì các em tự ái, cũng không vì các em chủ quan, mà đơn giản chỉ là những lời nói ấy mang âm giọng và ý nghĩa tiêu cực. Những em có trí hiểu cao hơn một chút khó chịu với lời chỉ trích, phê bình vì hiểu rằng người nói không chấp nhận những gì các em đang thực hiện.

Các nhà chuyên môn tin là các em mang hội chứng Asperger có khả năng hiểu rằng lời phê bình là tiền đề của những đổi thay: “Trọng, bài làm của em thiếu phần tóm tắt đại ý. Em nên làm thêm rồi nộp lại cho cô!” hay “Mỹ ơi, con xô bạn là xấu! Con phải xin lỗi bạn thay vì bỏ đi như thế!”

Dậy bé chấp nhận lời chỉ trích, phê bình

Các em bé tự kỷ nên học khả năng này một cách máy móc: “Khi ba mẹ, ông bà hay cô giáo la rầy, con phải nghe!” hay “Ba mẹ dậy, con không được khóc la!”

Các em Asperger hay chậm phát triển có thể có khả năng nghe bạn lý luận: “Cô giáo nói con phải làm lại bài vì con viết chữ quá ẩu tả. Cô giáo nói đúng, con sai! Khi mình sai, mình phải sửa. Khóc không phải là thái độ thích hợp!” Ngoài ra, rất nhiều em bé Asperger trở thành mục tiêu chọc ghẹo của bạn bè. Lời phê bình ác ý trong trường hợp này không nên được chấp nhận, mà bạn phải dậy các em đối phó.

Với lời phê bình có tính tích cực, vì trẻ em mang rối loạn Asperger hay chậm phát triển có khả năng nhận xét và điều chỉnh cử chỉ, điệu bộ của mình, bạn có thể dậy các em:
Cố gắng giữ bình tĩnh khi nghe người khác phê bình. Hít một hơi thở sâu nếu cần.
Đừng để lộ vẻ mặt giận dữ vì thái độ ấy chỉ khiến người lớn bực mình thêm.
Nếu cần đối đáp, hãy giữ giọng nói nhỏ nhẹ. Đừng la lối. Đừng khóc lóc.
Nếu không hiểu vì sao mình bị chỉ trích, các em có thể hỏi lý do, hoặc bàn thảo với những người lớn khác.

Với những lời chọc ghẹo ác ý, hãy dậy các em đối đáp khôn ngoan và bình tĩnh:
Soạn sẵn một số câu để các em học thuộc lòng và sử dụng: “Bạn không được quyền nói về mình như thế!”, “Tôi sẽ không tiếp tục chơi với bạn lúc này,” “Tôi sẽ báo với cô giáo về lời nói của bạn,” v.v..
Tìm giáo viên hay phụ huynh của người bạn chọc ghẹo mình để đề nghị họ can thiệp.

Cố gắng không khóc, không tỏ ra giận dữ vì những thái độ ấy chỉ làm cho những người bạn xấu miệng thích thú.
Nói ngay với ba mẹ về những gì xảy ra tại trường để ba mẹ yêu cầu nhà trường can thiệp.

3) Chấp nhận câu trả lời “không”

Đây cũng là kỹ năng mà không hẳn người lớn đã toàn hảo. Câu trả lời “không” là câu xác định rằng ý kiến hay đề nghị của chúng ta không được chấp thuận. Thường thì chúng ta đối phó với câu trả lời “không” dễ dàng hơn những lời phê bình kéo dài năm bảy đoạn văn, gồm những từ ngữ sắc bén gây mất lòng.

Các em bé thường hay đáp trả lời từ chối của cha mẹ với chữ “không” bằng cách nũng nịu, khóc lóc, năn nỉ. Có em khóc cho đến khi cha mẹ đổi ý mới thôi. Có em khóc òa rồi thôi. Có em hai ba hôm sau lại năn nỉ ỉ ôi.

Các em tự kỷ không có kỹ năng điều đình để năn nỉ. Các em thiếu khả năng ngôn ngữ để lèo nhèo xin cho bằng được. Các em cũng không biết làm nũng, phụng phịu để đòi hỏi. Các em sử dụng đòn thế duy nhất: khóc! Hung hăng hơn, các em dẫy đạp, lăn xuống đất, cào cấu người khác, làm đau chính mình… Lý do: “không” đồng nghĩa với việc ý kiến của các em bị phủ nhận. Thế giới riêng có cánh cửa nhỏ của các em tự kỷ khiến các em đóng khung trong ấy, và không hiểu những quy lệ của gia đình, lớp học cũng như xã hội chung quanh. Những gì khác với thế giới của các em, mà chữ “không” là một, đều có thể là ngòi châm một cơn bùng nổ.

Dậy bé chấp nhận câu trả lời “không”

Việc dậy các em chấp nhận câu trả lời “không” trở nên cần thiết để các em hòa hợp được cùng thế giới mà các em đang sống với.

Câu trả lời “không,” cách nào đó, cũng tương tự với lời phê bình và chỉ trích trong ý niệm chúng trái với mong đợi của các em. Cách huấn luyện cũng tương tự. Với các em bé, bạn nên tập cho các em quen với câu trả lời ấy bằng cách làm lơ những lần các em khóc lóc la lối, và kiên nhẫn giữ lập trường của mình. (Xin nhớ là một lần nhượng bộ sẽ đưa bạn trở lại những bước đi đầu tiên, và rất khó để đưa bé trở lại vị trí hiện tại). Với các em tự kỷ dạng trung bình hay nhẹ, bạn có thể đưa vào những lý luận (đơn giản đến phức tạp tùy trình độ hiểu biết của từng cá nhân). Những phản ứng thích hợp cũng tương tự như khả năng chấp nhận lời phê bình: không tỏ vẻ khó chịu hay giận dữ, dùng lời nói nhỏ nhẹ. Điểm đáng chú ý ở khả năng này là bạn nhớ dậy các em tránh hỏi lý do tại sao ngay khi câu trả lời “không” được đưa ra. Người luôn hỏi “vì sao” có thể bị hiểu lầm là muốn cãi gàn. Thái độ khôn ngoan các em nên có là chấp nhận quyết định ấy của người lớn, và quay lại thảo luận sau.

Trước những câu trả lời “không” mang tính phi lý, bạn nên dậy các em phản ứng thay vì im lặng chịu thua. Thí dụ bạn A không chịu chia chung đồ chơi dù cô giáo đã yêu cầu phải chia, hay bạn B từ chối xin lỗi vì đã phỉ mạ con bạn, bé có quyền phản ứng. Bé có thể đến nói với cô giáo về thái độ của bạn A và bạn B. Tuy nhiên, đây là phản ứng gián tiếp, không phải phản ứng trực tiếp. Bạn nên dậy con đừng trả lời hay tỏ vẻ giận dữ với những người bạn này, mà lập tức bỏ đi tìm cô giáo.

4) Giữ bình tĩnh

Không ít khi chúng ta chứng kiến các em tự kỷ hay Asperger có những cơn bùng nổ. Đôi khi chúng ta biết lý do, có lúc chúng ta không hiểu vì sao. Cơn giận dữ có vẻ như đến với các em dễ dàng, và cũng dễ dàng gia tăng đến đỉnh.

Chúng ta cũng có những cơn giận dữ trong cuộc sống đầy lao nhọc và lo toan. Dù vậy, khả năng điều hòa và kiềm chế bản thân của chúng ta giúp chúng ta giữ cho đầu óc mình tỉnh táo, hành động mình thích hợp. Dĩ nhiên, trong chúng ta có người này nóng tính hơn người kia, nhưng “bùng nổ” thì gần như không, trừ những cá nhân mà các chuyên gia tâm lý phải giới thiệu đi chữa trị về “anger management - kiềm chế sự giận dữ.”

Vì sao đại đa số chúng ta có thể kiềm chế cơn giận dữ, trong khi các em tự kỷ thì không? Không phải vì chúng ta là người trưởng thành! Các trẻ em khác phát triển đúng chuẩn cũng biết dằn cơn giận của chúng đấy chứ!

Vậy ở đây điều khác biệt giữa nhóm người tự kỷ và nhóm người không tự kỷ là gì? Là khả năng đo được tác hại của những hành động bất xứng phát sinh từ cơn bùng nổ, là khả năng hiểu rằng xã hội không chấp nhận những hành vi bất hợp của sự giận dữ.

Dậy bé giữ bình tĩnh

Để dậy một bé tự kỷ giữ bình tĩnh, bạn có thể phải bỏ qua bước lý luận, mà chỉ dậy thuộc lòng những kỹ năng cần có:
Hít thật sâu, thở ra chậm. (Xin nhớ rằng những hơi thở sâu liên tiếp có thể gây chóng mặt).
Đếm từ 1 đến 10.
Nếu cần, sắp sẵn cho bé quả banh mềm hay món đồ chơi bằng nhựa mềm để bé bóp.
Bé có thể nói lên cảm xúc: giận, tức, muốn khóc, đau đầu, đau tai… Nếu bé chưa nói thành lời, bạn có thể sắp sẵn cho bé một số hình mặt cười, mặt mếu, hình biểu tỏ đau đầu, tức giận, sợ hãi… để bé sử dụng. Một số em có thể viết, bạn cho các em cuốn nhật ký để các em viết xuống cảm xúc của mình.

Theo: ConCuaMe.com

Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn ngữ cơ thể




Cuốn sách này dành tặng cho những ai có thị lực tốt nhưng không nhìn thấy được bản chất sự việc bằng đôi mắt của mình.” 
Tác giả Allan và Barbara Pease là hai chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực giao tế nhân sự và ngôn ngữ cơ thể. 
Qua "Cuốn Sách Hoàn Hảo Về Ngôn Ngữ Cơ Thể" này, bạn sẽ được cung cấp những điều cần thiết để có thể nhận biết các cảm nghĩ mà người khác đang cố giấu. Theo cách đơn giản nhất, các tác giả đã hướng dẫn khá toàn diện những vấn đề: 

* Cách tạo ấn tượng tốt đẹp với người khác
* Cách nhận biết một người đang nói dối
* Cách khiến người khác hợp tác với mình
* Cách tham dự phỏng vấn và thương lượng hiệu quả
* Cách chọn bạn đời tâm đầu ý hợp

Tác giả: Allan. Barbara Pease.
Nhà xuất bản: Nxb Tổng hợp TP.HCM
Số trang: 456
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 14x21.5 cm
Ngày xuất bản: 06 - 2008
Trọng lượng: 640 gram

02 November 2012

7 Nguyên Lý Phát Triển Cá Nhân


  1. Sự thật: Chấp nhận thực tế và giải thoát đời bạn khỏi dối trá và phủ nhận
  2. Tình yêu: Tăng khả năng kết nối với bản thân và người khác
  3. Sức mạnh: Xây dựng động lực và kỷ luật để tạo ra cuộc sống bạn hằng mong muốn
  4. Hợp nhất: Ngừng chống đối cuộc đời và biến thế giới thành đồng minh của bạn
  5. Quyền lực: Làm chủ đời bạn và học cách đưa ra quyết định sáng suốt
  6. Dũng cảm: Triệu hồi sức mạnh bên trong để hành động bất chấp nỗi sợ hãi
  7. Thông minh: Sống chân thực và thể hiện sự sáng tạo độc đáo của bạn

Đây là 7 nguyên lý phát triển cá nhân bất tử và thống nhất giúp bạn đạt xây dựng một hệ giá trị chắc chắn và bền vững. Cho dù bạn là ai, bao nhiêu tuổi, đến từ đâu, làm gì, đã học khóa học phát triển bản thân gì thì vẫn có thể ứng dụng 7 giá trị bất tử của con người để hoàn thiện bản thân một cách thông minh. Cuối cùng thì bạn cũng không bị loạn não bởi nhiều cuốn sách “súp gà” khác nữa!

http://www.phattriencanhanvn.com/

01 November 2012

Con đường giúp bạn tăng chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ

Chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng nhận biết, đánh giá và kiểm soát cảm xúc của bản thân cũng như thấu hiểu và chế ngự cảm xúc. EQ bắt đầu xuất hiện từ thập niên 80 của thế kỉ trước và dần trở nên phổ biến sau khi cuốn sách “Emotional Intelligence” của Daniel Goleman được xuất bản. trong khuôn khổ bài viết sẽ điểm qua những thành phần chính cấu thành nên chỉ số EQ để người đọc có thể nắm bắt và khai thác một cách tốt nhất.

1. Hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm trong cuộc sống hàng ngày




Việc đạt được chỉ số EQ cao sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống. Ngày nay chỉ số EQ đang dần trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá con người bên cạnh chỉ số IQ. Mỗi cá nhân tốt nhất nên đạt được sự hài hòa giữa hai chỉ số IQ và EQ. Tuy nhiên không giống như IQ chúng ta có thể rèn luyện để cải thiện EQ. Đạt chỉ số EQ cao đồng nghĩa bạn sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn bởi việc giao tiếp và thấu hiểu người khác sẽ trở nên dễ dàng, đồng thời khả năng hành động theo lý tính và kiềm chế trong những hoàn cảnh khó khăn trở thành bản năng. Tất cả sẽ giúp bạn có nhiều nhiều mối quan hệ tốt và cơ hội thăng tiến cao trong nghề nghiệp:

Có bốn thành phần cốt lõi cấu thành nên chỉ số EQ:

• Tự nhận thức về bản thân: là khả năng nhận ra những cảm xúc của riêng mình có mục đích gì và hiểu rõ căn nguyên của những cảm xúc ấy. Tự nhận thức về bản thân cũng liên quan tới việc nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và lòng tự trọng của mỗi người.

• Tự kiểm soát: đây là khả năng trì hoãn sự tự thỏa mãn, cân bằng nhu cầu của bản thân khi so với người khác và chủ động kiềm chế cơn bốc đồng. Bên cạnh đó còn là khă năng thích ứng, đối phó trước thay đổi và duy trì sự tận tâm kiên trì trong công việc.

• Nhận thức về xã hội: khả năng hòa hợp với cảm xúc và những quan tâm từ cộng đồng cũng như khả năng nhận biết và thích ứng với cách hành xử của xã hội.

• Quản lý mối quan hệ: Đây là về khả năng hòa hợp với người khác, quản lý xung đột, khả năng giao tiếp, truyền cảm hứng và gây ảnh hường lên người khác.

2. Học cách nhận biết nguyên nhân gây ra stress và cách xử lý




Cuộc sống luôn tràn ngập khó khăn và thử thách, từ đổ vỡ những mối quan hệ cho tới mất việc làm. Stress làm cuộc sống trở nên đầy thử thách hơn và càng bị stress thì chúng ta càng khó có thể đối phó chúng. Vì vậy một phần rất quan trọng trong việc cải thiện chỉ số EQ là luôn trong trạng thái sẵn sàng tìm kiếm và nhận biết các tác nhân gây ra stress để kiềm chế kịp thời.

3. Cởi mở, ham học hỏi và sẵn sàng chấp nhận cái mới

Cởi mở và khả năng chấp nhận luôn song hành khi đề cập đến EQ. Hãy chấp nhận với những ý tưởng và quan điểm mới. Một đầu óc hẹp hòi chỉ khiến chỉ số thông minh cảm xúc của bạn thấp đi mà thôi.




Để làm được điều này hãy cố gắng tìm hiểu và cân nhắc đến cảm xúc và suy nghĩ của người khác. Chấp nhận những suy nghĩ và quan điểm mới giúp bạn ở trong vị trí để cân nhắc tất cả các khả năng có thể xảy ra theo cách tích cực. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng đúng nên khi luôn ở trạng thái sẵn sàng chấp nhận và cân nhắc các khả năng có thể xảy ra, việc chấp nhận sai lầm sẽ đơn giản hơn nhiều một khi những thứ bạn biết bấy lâu nay thực ra không hề chính xác và đáng tin cậy như bạn vẫn nghĩ.

Thay đổi tư duy là việc không hề dễ dàng đặc biệt nếu bạn có thói quen nhìn nhận mọi thứ trong cuộc sống theo cái nhìn tuyệt đối. Hãy suy nghĩ cởi mở ra một chút, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều mới mẻ và giảm bớt bi quan về cuộc sống tương lai.

4. Hướng ngoại và lòng đồng cảm

Những người có khả năng thấu hiểu người khác và hướng sự quan tâm của họ tới các mối liên hệ bên ngoài thay vì tập trung vào bản thân là những người hướng ngoại và có năng lực đồng cảm.




Hướng ngoại và năng lực đồng cảm luôn đi kèm với nhau. Khi bạn có cả hai phẩm chất này bạn là người có khả năng thấu hiểu người khác và đức tính vị tha. Một con người ích kỷ luôn đặt bản thân làm trung tâm thường thiếu sự cảm thông, lòng trắc ẩn và nhìn nhận cuộc sống chỉ dựa trên nhu cầu và mong muốn của bản thân. Bằng cách tăng cường nhân tố này, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tốt hơn, cho phép bạn có được nhiều trải nghiệm mạnh mẽ hơn trong những mối quan hệ. Khả năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn quản lý xung đột tốt hơn và gia tăng sức ảnh hưởng lên người khác.

5. Cẩn trọng trong công việc và suy nghĩ thấu đáo




Suy nghĩ và hành động theo lý tính là những khía cạnh phong phú trong EQ. Nếu bạn có thể phân tích thấu đáo một tình huống và có cách nhìn nhận riêng của bản thân, nhưng bạn không thể hành động theo lý tính thì khả năng phân tích tình huống của bạn chẳng phải vô ích sao?

Cẩn trọng là hành động của việc phân tích tình hình còn sự cân nhắc là hành động của việc phản ứng theo lý tính. Nói cách khác, đây là hành động của quá trình xem xét và phân tích tình hình và sau đó là hành động theo hướng tích cực nhất. Thông qua quá trình tư duy theo lý tính và hành động có cân nhắc, bạn sẽ đưa ra được quyết định tốt hơn và sự dẻo dai chịu đựng và khả năng tồn tại qua khó khăn của bạn sẽ được tôi luyện rất nhiều.

6. Khả năng tự nhận thức

Tự nhận thức về bản thân là hành trình giác ngộ lâu dài thậm chi là bạn có thể mất cả cuộc đời để hiểu rõ về bản thân mình - nhưng việc sự nhận thức rằng bạn tiếp tục lớn, thay đổi và tìm hiểu nhiều hơn về bản thân sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc sống. Biết mình là ai thì bạn sẽ hiểu nhiều hơn về người khác và những hy vọng, ước mơ cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của họ. Ngoài ra, việc nhận thức môi trường xung quanh cũng rất quan trọng. Hãy rộng mở tâm hồn mình để phân tích thế giới bên ngoài.

Một khi đã hiểu rõ bản thân mình, bạn có thể bắt đầu nhận ra những cảm xúc của riêng mình và làm thế nào chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bạn, đó chính là sự tự nhận thức. Tự nhận thức cho phép bạn kiểm soát bản thân hiệu quả, cũng như có khả năng điều chỉnh cảm xúc và hành vi của bạn theo hướng lành mạnh.

7. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp


Khả năng giao tiếp tốt giúp việc truyền đạt thông tin dễ dàng, mạnh lạc trong khi vẫn tôn trọng ranh giới giữa bạn và những người khác. Điều quan trọng là kĩ năng giao tiếp không chỉ xây dựng bằng lời nói của bạn, mà còn dựa trên sự truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể. Hãy thử làm theo những cách sau:

- Khoảng cách giao tiếp phù hợp: khoảng cách này khác nhau giữa người này sang người khác. Chú ý khoảng cách giao tiếp khi người khác nói chuyện với bạn và họ cảm thấy thoải mái hay khó chịu với những va chạm khi giao tiếp.

- Để ý sự chân thành: khi ai đó mỉm cười, đó có phải là một nụ cười giả tạo hay không? Nụ cười có thể nói lên rất nhiều về tính cách con người.

- Vị trí cơ thể: nếu cơ thể của một người hướng về phía bạn với vòng tay dang rộng và ánh mắt nhìn thẳng, người ta thực sự rất muốn gần bạn.

8. Lạc quan


Những người lạc quan thường có cuộc sống hạnh phúc và thành công. Khi bạn lạc quan, sẽ rất dễ dàng cảm nhận những điều tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày. Lạc quan chính là kết quả của một tâm hồn cởi mở, làm một yếu tố quan trọng của việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn.

Cái nhìn tiêu cực chỉ khiến bạn bị vây bọc và cách ly với thế giới. Một người bi quan chỉ nghĩ về sai lầm có thể mắc phải trong cuộc sống thay vì rèn luyện sự dẻo dai để chống đỡ trước những thăng trầm trong cuộc sống. Hơn nữa, mọi người đều muốn làm bạn với người lạc quan và đièu này giúp bạn xây dựng thêm nhiều mối quan hệ cho mình.

Tham khảo: wikihow

28 October 2012

Nếu bạn muốn khởi nghiệp, hãy đọc những cuốn sách này

BBT Dibizer.com: Những cuốn sách hay về chiến lược kinh doanh, marketing, cách quản lý thời gian, cách tạo dựng và phát triển các mối quan hệ, các câu chuyện thành công… dưới đây sẽ vô cùng bổ ích cho những ai đang và dự định bắt đầu một công việc kinh doanh của mình.

Danh sách những cuốn sách này do Lê Vũ – hiện đang làm Digital Marketing Analyst tại công ty Ogilvy VN giới thiệu trên Facebook cá nhân của anh. Dibizer xin trích đăng lại nguyên văn:

1. Blue Ocean Strategy – W. Chan Kim
2. Business Model Generation – Alexander Osterwalder
3. Crush It! – Gary Vaynerchuk
4. Delivering Happiness – Tony Hsieh
5. Drive – Daniel H. Pink
6. Founders at Work – Jessica Livingston
7. Getting Things Done – David Allen
8. Good to Great – Jim Collins
9. Guerrilla Marketing – Jay Conrad Levinson
10. How To Win Friends and Influence People – Dale Carnegie
11. Inbound Marketing – Brian Halligan, Dharmesh Shah and David Meerman Scott
12. Influence – Robert B. Cialdini
13. Innovation and Entrepreneurship – Peter F. Drucker
14. Losing My Virginity – Richard Branson
15. Made to Stick – Chip Heath
16. Making Ideas Happen – Scott Belsky
17. Maverick: The Success Story Behind the World’s Most Unusual Workplace – Ricardo Semler
18. Never Eat Alone – Keith Ferrazzi and Tahl Raz
19. Permission Marketing – Seth Godin
20. Purple Cow – Seth Godin
21. Ready, Fire, Aim – Michael Masterson
22. Rework – Jason Fried
23. Steve Jobs – Walter Isaacson
24. Street Smarts – Norm Brodsky
25. The 22 Immutable Laws of Marketing – Al Ries and Jack Trout
26. The 4-Hour Workweek – Timothy Ferriss
27. The 7 Habits of Highly Effective People – Stephen R. Covey
28. The Art of the Start – Guy Kawasaki
29. The Dip – Seth Godin
30. The E-Myth Revisited – Michael E. Gerber
31. The Fountainhead – Ayn Rand
32. The Four Steps to the Epiphany – Steven Gary Blank
33. The Innovator’s Dilemma – Clayton M. Christensen
34. The Lean Startup – Eric Ries
35. The One Minute Entrepreneur – Ken Blanchard
36. The Paradox of Choice – Barry Schwartz
37. The Personal MBA – Josh Kaufman
38. The Toyota Way – Jeffrey K. Liker
39. The Ultimate Sales Machine – Chet Holmes, Jay Conrad Levinson and Michael Gerber
40. Tribes – Seth Godin


Nhiều sách quá nên anh cũng chưa đọc hết đâu, chỉ sưu tầm theo một số đánh giá của cộng đồng online, đây là những quyển sách không chỉ dành cho những người muốn mở kinh doanh mà còn cho rất nhiều lĩnh vực khác trong công việc và cuộc sống nữa, hiển nhiên là một nguồn tài liệu rất lớn cho các bạn tham khảo về cách phát triển bản thân, con người, tổ chức, đội nhóm …Dưới đây chỉ có một số chia sẻ nhỏ với các bạn:

Blue Ocean Strategy – Chiến lược đại dương xanh – chính là cách Tân Hiệp Phát (điển hình là “đại dương Dr Thanh”) tạo ra thành công với rất nhiều sản phẩm của mình.
Delivering Happiness – Tựa tiếng Việt là Tỷ Phú Bán Giày, một quyển sách tự sự của Tony Hsieh nói về câu chuyện tạo ra doanh nghiệp Zappos bán giày qua mạng, nay đã bán lại cho Amazon với giá 1,2 tỷ đô la (trước đó Hsieh cũng đã tạo ra một công ty về internet tên là LinkExchange bán lại cho Microsoft gần 250 triệu đô). Đây là một quyển sách có lần anh đã giới thiệu trên blog ilevublog.com – các bạn có thể tìm đọc lại.
Getting Things Done – Có tên tiếng Việt là “Ok mọi việc” nói về cách quản lý thời gian, công việc để mang lại kết quả tốt nhất. Ngoài ra David Allen cũng còn các quyển khác về quản lý thời gian, tăng hiệu suất làm việc nữa, các bạn có thể tham khảo qua google. (Hình như đều đã được Alphabook dịch ra tiếng Việt.
Good to Great – Từ tốt đến vĩ đại, khỏi phải nói nhiều về quyển này , vì ai cũng biết rồi.
Guerrilla Marketing – Quyển này anh chưa đọc, nhưng đã có sách tiếng Việt tựa là “Marketing du kích”, đây là một sản phẩm bán chạy và kéo theo nhiều sản phẩm ăn theo. Chưa đọc nên không biết nhận xét sao nữa .

How To Win Friends and Influence People – Đắc nhân tâm hen, thôi khỏi phải giới thiệu, muốn tìm hiểu thêm nữa, các bạn có thể tìm đọc quyển “Thất Nhân Tâm”, quyển này của một tác giả người Việt, tự xưng là bạn của thầy Nguyễn Hiến Lê, nhưng không biết có thật không.

Made to Stick – Tạo ra thông điệp kết dính, quyển sách dành cho Marketer, đặc biệt là những người làm quảng cáo muốn tạo ra một chiến dịch quảng cáo nhất quán và hiệu quả.

Never Eat Alone – Đừng bao giờ đi ăn một mình – quyển sách chia sẻ về những bí quyết tuyệt vời để tạo dựng và phát triển các mối quan hệ. Anh KHÔNG đọc sách về relationship và leadership, đây là một quan điểm cá nhân mà một số bạn thân quen đều hiểu. Đây là một quyển sách hay nên giới thiệu luôn. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm có thể đọc quyển “Who’s got your back” – Ai che lưng cho bạn – cùng một tác giả và cũng khá là phê.

Steve Jobs – Walter Isaacson – Nói về Steve Jobs có tận 4-5 quyển, trong đó 4 quyển đã dịch ra tiếng Việt, mỗi quyển là một góc nhìn của những người như là đồng nghiệp của Jobs, là cấp dưới trực tiếp của ông, là đối thủ của ông, là một người trung lập hoàn toàn nhưng có óc phân tích, và cuối cùng là Isaacson – cựu tổng biên tập của New York Times, cũng là một người bạn của Jobs được sự cho phép của ông và gia đình, bạn bè của ông để viết tiểu sử mà không cần phải thông qua sự kiểm duyệt, được quyền viết sự thật. Quyển nào cũng đáng đọc, và rất hay.

The 22 Immutable Laws of Marketing – Al Ries and Jack Trout – 22 Quy luật bất biến của Marketing – Một quyển sách nhỏ, có thể gối đầu giường của các Marketer. Lần theo dấu vết của Al Ries và Jack Trout, bạn còn có thể học được rất nhiều điều quý giá hơn nữa về marketing, pr, advertising…

The 4-Hour Workweek – Timothy Ferriss – Tuần làm việc 4 giờ – Quyển sách này không biết giới thiệu các bạn làm sao cả, chỉ hỏi các bạn một câu, “Các bạn có muốn làm việc 1 tuần 4 giờ và tăng gấp 10 lần thu nhập của mình hiện tại?”.

The 7 Habits of Highly Effective People – Stephen R. Covey – Quyển này thì ai cũng phải đọc rồi, khỏi phải giới thiệu, chỉ nhắc nhở các bạn là, chỉ cần 1 quyển sách này của ông Covey là được rồi, cố gắng hiểu, thực hành liên tục, rồi bạn sẽ có quả ngọt, đừng có gắng đọc thêm những quyển khác làm gì, nắm bản chất, duy nhất quyển này thôi nhé.

The Lean Startup – Eric Ries – Quyển này theo nguồn “nghe đồn là” thì cuối năm nay sẽ xuất bản ở Việt Nam. Theo giới khởi nghiệp, thì đây là một quyển sách cực hay về khởi nghiệp, tốt nhất là đọc tiếng Anh. Còn nếu ngại thì đợi cuối năm vậy nhé .
The One Minute Entrepreneur – Ken Blanchard – Vị giám đốc một phút (nếu anh nhớ không nhầm) – Đây là quyển sách về leadership + Teamwork thì phải, anh không đọc chỉ giới thiệu thôi.
Tribes – Seth Godin – Anh không biết quyển này là gì, nhưng biết tác giả vì hay đọc blog của ông, ông là một người rất nổi tiếng và có những bài viết vô cùng hay ho,các bạn có thể search Seth Godin để biết ông là ai (ông có blog nhé). Bạn nào biết ông rồi có thế giới thiệu thêm .
Inbound Marketing – Brian Halligan, Dharmesh Shah and David Meerman Scott – Tất tần tận về Inbound Marketing, dân marketing sẽ thèm chảy nước miếng .


Riêng về sách teamwork, leadership, relationship là anh không đọc, nên bạn nào hỏi anh anh cũng không biết đâu nhé :p. Đây toàn là những quyển sách hay, không đọc lỗ ráng chịu ha, không nói nhiều, không quảng cáo! Mại dzô mại dzô, không bổ dọc cũng bổ ngang!
(ST)

27 October 2012

Học tiếng anh theo phương pháp Crazy



Nguồn gốc
Phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt (Crazy English) là phương pháp do một giáo viên người Trung Quốc tên là Lý Dương khởi xướng ra. Lúc đầu, phương pháp Crazy English không được ủng hộ bởi nó đi ngược lại các mô hình và khái niệm giảng dạy truyền thống. Không những thế, Crazy English còn phải chịu sự khinh miệt và ghê tởm của nhiều người Trung Quốc truyền thống, những người luôn yêu mến bản sắc phương Đông về sự kiềm chế, khiêm tốn và điều độ. Nhưng Lý Dương vẫn không bỏ cuộc, ông kiên trì phát triển, tuyên truyền phương pháp này qua các học trò của mình, và dần thu được những thành công cực kỳ to lớn. Cho đến bây giờ, Crazy English đã trở thành phương pháp học tiếng Anh của hơn 20 triệu người ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn một trăm hãng thông tấn từ 30 nước, bao gồm cả từ Mỹ, Canada, Australia đã phỏng vấn ông, và đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã làm một chương trình phát hình trực tiếp về phương pháp Crazy English. Một bộ phim tài liệu về ông đã được làm. Sau đây, chúng ta sẽ cùng làm quen với những tư tưởng của phương pháp học tiếng Anh thú vị này.

Nguyên lý
Phương pháp Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu. Trong mỗi tình huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm vững được các câu này là có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó. Crazy English khuyên nên học thuộc các câu. Câu được học thuộc cả về ngữ âm, ngữ điệu, chữ viết và ý nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng đến ngữ âm và ngữ điệu. Và như vậy, người học sẽ nghe được một câu hoàn chỉnh, từ đó cũng nói được một câu hoàn chỉnh, đồng thời có thể luyện được cách phát âm chuẩn của cả câu. Theo cách truyền thống, người ta học từ vựng, rồi sử dụng ngữ pháp nối các từ thành câu để sử dụng, cách thức như thế sẽ bó buộc ngôn ngữ vào một cái khung chật chội, trong lúc ngôn ngữ luôn thiên biến vạn hóa, nhiều “tiếng lóng” và nghĩa bóng, mà ngữ pháp chính quy không thể theo sát và biểu đạt nổi. Vì vậy, chỉ có cách học thuộc lòng cả câu thì mới nắm vững được toàn bộ ý nghĩa cũng như các sắc thái biểu cảm của câu đó.
Crazy English đưa ra lý luận rằng, chỉ cần học thuộc một số lượng mẫu câu nhất định thì sẽ giao tiếp được bằng tiếng Anh: học 500 câu cơ bản – giao tiếp được bằng tiếng Anh, học 5000 câu cơ bản – viết văn được bằng tiếng Anh, học 50000 câu cơ bản – trở thành một nhà ngôn ngữ học tiếng Anh. Khi tích lũy đủ một số lượng câu nhất định, thì trình độ tiếng Anh của người học sẽ tự nhiên giỏi lên bất ngờ. Lý Dương cho rằng, học thuộc là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai. Ông quan niệm: “Sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu; Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ; Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt; Trước lạ sau quen”. Học thuộc phải học thuộc triệt để, tức là đến khi ngấm vào máu thịt không thể nào quên. Để học thuộc được như vậy thì phương pháp tốt nhất là lặp đi lặp lại thật nhiều lần, 100 lần, 1000 lần, … đến mức có thể “buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên. Giống hệt những bậc đại sư võ thuật luyện võ vậy!
Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ. Trí nhớ hình thành sau hàng trăm, hàng ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Chính trí nhớ này sẽ quyết định cho khả năng tiếng Anh của một người. Như vậy, phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt của Lý Dương dựa trên hai nguyên lý: 
  • Thứ nhất, câu là đơn vị cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh, do đó học tiếng Anh tức là học câu. 
  • Thứ hai, học thuộc lòng triệt để là phương pháp tốt nhất để học tiếng Anh.

Phương pháp của Lý Dương xuất phát từ một thực tế đó là trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh hàng ngày thì mọi người sử dụng câu để giao tiếp với nhau, và mỗi tình huống chỉ sử dụng một số lượng câu nhất định. Như vậy phương pháp này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và trở lại đáp ứng thực tiễn. Đồng thời nó còn dựa trên việc ứng dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Thể hiện cụ thể đó chính là tư tưởng học thuộc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành “trí nhớ cơ bắp”, cũng như việc tích lũy vốn câu học thuộc để quyết định khả năng tiếng Anh giỏi hay kém. 

Phương pháp, cách thức cụ thể
Từ những nguyên lý cơ bản và các cơ sở triết lý trên, Lý Dương đưa cách thức và trình tự tiến hành học theo Crazy English cụ thể như sau:
Chuẩn bị tâm thế
Phải chuẩn bị tâm thế bằng cánh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Phải coi tiếng Anh là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả việc ăn uống, ngủ, nghỉ. Phải luôn tự tin với trí nhớ của mình, không quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ số lần, thì có thể đạt đến mức độ “buột miệng nói ra được”. Luôn luôn tâm niệm kiên trì sẽ sáng tạo nên kỳ tích. 

Mỗi ngày học thuộc 5-10 câu
Mỗi ngày học thuộc 5 -10 câu cơ bản. Cách thức học theo trình tự như sau: đầu tiên là nghe băng để nhận biết âm chuẩn, nói chậm theo âm chuẩn, cuối cùng là nói nhanh cả câu trong một hơi. Việc học thuộc theo cách thức trên được thực hiện bằng cách đọc to và lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc đọc to sẽ giúp cho việc rèn luyện cơ miệng để nói đúng âm chuẩn. Việc luyện nói nhanh, nói lướt câu trong một hơi để luyện khả năng cảm nhận câu thông qua ngữ âm, ngữ điệu. Vì thông thường trong giao tiếp nhiều lúc khi đối tượng nói nhanh, nói lướt ta không nghe được hết nhưng cảm nhận được âm điệu của câu vẫn biết đó là câu gì, có ý nghĩa gì. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần là nhằm để đạt đến mức độ học thuộc triệt để, ăn sâu vào trí não không thể quên được và khi cần có thể buột miệng nói ra. Viết các câu ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi. Quá trình học phải liên tục không ngừng nghỉ, và nhất thiết phải học theo băng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Mỗi tuần học thuộc một bài văn
Mỗi tuần ít nhất học thuộc một bài văn. Chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, và khi đó thi cử chỉ còn là chuyện vặt. Để học thuộc đoạn văn cũng không ngoài phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc. Mỗi bài khóa đọc thuộc toàn bài, nhưng chỉ chọn một đoạn để học thuộc lòng “làu làu như cháo chảy”, tốt nhất có thể viết ra được. Như vậy rất có lợi cho thi cử! Nên tránh việc chỉ đọc qua một vài lượt rồi nghĩ hiểu là được rồi, như thế là cực kỳ sai lầm. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất não” chúng ta, hiểu chỉ dừng lại ở tầng nông của trí nhớ mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!

Thời gian một lần học không cần vượt quá 5 phút!
Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết của việc học thuộc lòng là: “Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa”. Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần! Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được. Tốt nhất mỗi ngày có thể tranh thủ được thời gian rảnh để lặp lại từ 20 lần trở lên! Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao: trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn,… Có thể vừa chạy vừa học, vừa nhảy vừa học, cũng có thể đọc thầm. Kiên trì học thuộc lòng trong vòng 3 tháng sẽ đạt được khả năng ghi nhớ phi phàm. Trung bình mỗi ngày học thuộc lòng 5 câu, một tháng học thuộc 150 câu, ba tháng học thuộc 450 câu là có thể cơ bản giao tiếp được bằng tiếng Anh. Hơn nữa, khi học một câu thì có thể suy ra 10 câu  tương tự. do vậy học thuộc lòng 100 câu thì có thể sử dụng được 1000 câu,…
Trên đây là những hướng dẫn cách thức, phương pháp cụ thể để học tiếng Anh theo phương pháp Crazy English của Lý Dương. Mặc dù có những yếu tố đi ngược lại quan niệm dạy và học tiếng Anh từ trước đến nay, nhưng Crazy English đã dựa trên những cơ sở rất khoa học và khách quan, và có thể áp dụng vào việc dạy học tiếng Anh để nhằm đem lại kết quả cao hơn. Tính đúng đắn của nó cũng đã được kiểm nghiệm trong thực tế.
Sau đây là các quy tắc mà tác giả Lý Dương đúc kết được:
45 Quy tắc vàng nhanh chóng đột phá Crazy English
1. Phương pháp học ngoại ngữ tốt nhất, tiên tiến nhất chính là ở Trung Quốc:
Thứ nhất, sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu. Thứ hai: Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ.Thứ ba: Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt.Thứ 4: Trước lạ sau quen! Tôi tin tưởng rằng, mọi người đều biết câu danh ngôn đó, nhưng điều đáng tiếc là, không có mấy người làm được! Vì thế mà những người thành công mãi mãi vẫn là thiểu số. 
2. “Học thuộc” là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai! Cần tổ chức cuộc thi học thuộc lòng giữa giáo viên và học sinh vào mỗi tháng, thậm chí mỗi tuần!
3. Cuộc đời tôi thay đổi nhờ vào sự học thuộc lòng! Bản thân vốn thi lại tiếng Anh 3 lần, tôi đã quyết tâm chinh phục tiếng Anh, thế là tôi tìm những bài văn tiếng Anh và bắt đầu học thuộc. Không ngờ rằng bài văn hơn 1000 từ đó lại có đến những hơn 300 từ mới, nhưng tôi không có rút lui. Tôi cắn răng chịu đựng, tra từ điển một cách điên cuồng mất gần hai ngày, sau đó lại điên cuồng học thuộc mất đến 6 ngày. Cho đến bây giờ tôi vẫn có thể đọc thuộc được bài văn đó, bài văn này quả đã hoàn toàn làm thay đổi tôi.
4. Vì sao làm bài tập điền trống khó, bài tập đọc hiểu khó, viết bài luận khó, chính là do bởi vì từ trước đến nay các bạn chưa “học thuộc một cách hoàn toàn”. Không “học thuộc một cách hoàn toàn” thì không thể nào có được cảm giác về ngôn ngữ được. 
5. Cảm giác ngôn ngữ chính là biến số của đọc to và đọc thuộc.
6. Các bạn học sinh không thích đọc thuộc bài khóa có những lý do chính đáng dưới đây: Thứ nhất, bài khóa khó học, thứ hai: học xong lại quên; thứ ba: không có thời gian học thuộc; thứ 4: 
học xong không có ích mấy cho thi cử. Những lý do này đều rất đầy đủ!
7. Năm bí quyết học thuộc:
A, ngày nào cũng học, không được ngừng lại dù chỉ một ngày, giống như ăn cơm vậy; như vậy, cảm giác về ngôn ngữ của bạn ngày nào cũng đều được nâng cao!
B: Nhất định cần phải đọc theo băng, như thế mới có thể đảm bảo được hiệu quả tốt nhất.
C: học thuộc rồi vẫn tiếp tục phải học nữa, cho đến khi nào nó dường như ngấm vào máu thịt mới thôi.
D: Hãy tận dụng những thời gian vặt vãnh của bạn để học, như vậy hiệu quả sẽ là tốt nhất.
F: Hãy viết ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
8. Tâm thái tốt nhất để học thuộc: Thứ nhất, hãy tràn trề tự tin với trí nhớ của mình; thứ hai, không nên quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không học thuộc, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ, thì bài khóa cho dù khó đến mấy chăng nữa vẫn có thể buột miệng nói ra được!
9. Bài khóa học không thuộc được không có lien quan gì đến chỉ số IQ của bạn cả, chỉ là bởi vì bạn lặp lại vẫn chưa đủ nhiều mà thôi! Chỉ cần lặp lại một cách cuồng nhiệt, thì đều có thể học thuộc được bài khóa.
10. Phương pháp tôi ủng hộ đó là: Lăp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc! Có gieo hạt tất có thu hoạch! Nhất định sẽ thành công! Lặp lại nhiều lần, muốn quên đi cũng khó! Không cần phải có áp lực tinh thần!
11. Cần học thuộc lòng triệt để! “Học thuộc triệt để” chính là lặp lại 100 lần, thậm chí 1000 lần, đạt được đến mức có thể “ buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên! Giống hệt những bậc đại sư võ thuật vậy!
12. Mỗi tuần ít nhất cần “học thuộc triệt để” một bài văn!
13. Sự thành công của việc học tiếng Anh kì thực rất dễ, chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, đương nhiên, thi cử lúc đó chỉ còn là chuyện vặt.
14. Tôi không tán thành học thuộc toàn bộ bài khóa! Quá lãng phí thời gian! Tôi tán thành: Đọc thuộc toàn bài, chỉ học thuộc long một đoạn! Mỗi một bài khóa nhất định cần chọn lấy một đoạn để học thuộc “làu làu như cháo chảy” Tốt nhất có thể viết ra được! Như vậy rất có lợi cho việc thi cử!
15. Phương pháp mà chỉ cần đọc qua một vài lượt, cứ nghĩ rằng hiểu là được rồi là phương pháp học “cực kì sai lầm”.
16. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất của não” chúng ta, hiểu cũng chỉ có thể dừng lại ở tầng nông mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều! 
17. Sự thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều dựa vào học thuộc lòng! Người có trình độ tiếng Ạnh tốt đều nhờ vào “sự nỗ lực học thuộc lòng” mà thành công!
18. Lưu Tường kì thực “mỗi ngày đều học thuộc lòng”, bởi vì mỗi ngày anh ấy đều lặp lại cùng một động tác; Dương Lợi Vĩ ngày nào cũng đều học thuộc lòng, bởi vì ngày nào anh ấy cũng luyện tập lại những “động tác mà anh đã rất quen thuộc”; Các ngôi sao ca nhạc ngày ngày cũng đều đang học thuộc lòng, bởi vì nhiều năm trở lại đây họ đều hát đi hát lại có mấy bài! Nhưng do luyện tập nhiều lần nên họ ngày càng hát hay, ngày càng làm tốt!
19. Học thuộc có thể “nâng cao rõ rệt” được khả năng ghi nhớ! Những vĩ nhân trong lịch sử đều “thong qua học thuộc” mà đạt được khả năng ghi nhớ phi thường!
20. Luôn mang theo một quyển sách, “mọi lúc mọi nơi” đều có thể đọc to và học thuộc lòng một cách cuồng nhiệt, khả năng ghi nhớ của bạn nhất định sẽ có những thay đổi vĩ đại. Chỉ cần kiên trì một thời gian, bạn sẽ đạt được “khả năng siêu việt nhìn lướt cũng khó quên”. 
21. Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ! Chỉ có học thuộc lòng mới có thể chính thức nắm vững được ngôn ngữ, đạt đến được cảnh giới “buột miệng nói ra”.
22. Học thuộc lòng có thể kích hoạt từ vựng và ngữ pháp! Học thuộc lòng giúp mang lại sức sống cho từ vựng và ngữ pháp.
23. “Học thuộc lòng một cách máy móc” chính là cơ sở của bồi dưỡng sức sáng tạo và giáo dục tố chất, bởi vì chỉ có “chết đi” mới có thể “sống lại”.
24. Lặp lại chính là sức mạnh. Sức mạnh sáng tạo nên kì tích.
25. Nền giáo dục Do Thái đã bồi dưỡng ra rất nhiều người giành giải thưởng Nobel, nền giáo dục của họ chính là “lấy việc học tập kiểu ghi nhớ làm trung tâm”, nhấn mạnh “đọc to nhiều lần”!
26. Học thuộc lòng có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao khả năng lý giải, khả năng ghi nhớ và khả năng biểu đạt, cả ba khả năng này đều được nâng cao đồng thời! Nghe được tin tốt lành này vậy bạn hãy lập tức bắt đầu học thuộc đi!
27. Học thuộc một bài văn “khó” “tốt hơn gấp 100 lần” học thuộc những bài văn đơn giản.
28. Nhất định cần phải tràn đầy tự tin đối mặt với khó khăn, cũng chính là những bài văn khó! Bài văn khó đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ không chịu đựng nổi sự lặp đi lặp lại từ 20 đến 30 lần 1 ngày, càng đọc tình cảm của bạn đối với nó càng trở nên sâu đậm, càng đọc càng đơn giản, cuối cùng tất cả đều chỉ là “chuyện vặt”!
29. Sách đọc trăm lần, Ý tự hiện ra. Có thể đọc được 100 đã có thể trở thành thiên tài rồi, đáng tiếc là đại đa số mọi người chỉ muốn hoặc chỉ biết đọc 1 hoặc 2lượt, nên họ đành trở thành những người bình thường!
30. Việc học thuộc lòng của tuyệt đại số học sinh đều thuộc dạng “tưởng thuộc nhưng chưa thuộc”, chưa hề triệt để một chút nào, chưa hề tình nguyện một chút nào, số lần lặp lại “còn lâu mới đủ”, như thế không có ích mấy cho việc học tiếng Anh, hơn nữa chỉ làm lãng phí thời gian mà thôi.
31. Trí nhớ hình thành sau trăm ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Học thuộc triệt để giúp hình thành “trí nhớ cơ bắp” vĩ đại.
32. Khi vừa bắt đầu học thuộc “tương đối khó khăn” (reciting is extremely difficult in the beginning.), nhưng khả năng ghi nhớ trong quá trình học thuộc lòng, sẽ “dần dần được nâng cao”! Bạn sẽ càng học càng thông minh! Nhất định không được hoài nghi bản thân mình (Never doubt yourself!)
33. Chỉ cần bạn “kiên trì” học thuộc lòng trong 3 tháng, bạn nhất định sẽ đạt được “khả năng ghi nhớ phi phàm!” Suốt đời bạn sẽ không phải phiền não vì khả năng ghi nhớ của mình nữa!
34. Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết học thuộc lòng là: Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa! Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần! 
35. Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần bạn tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được rồi! Đương nhiên, tốt nhất mỗi ngày có thể “tranh thủ thời gian vặt vãnh” để lặp lại từ 20 lần trở lên!
36. Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao! Trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn…
37. Dùng phương pháp học thuộc lòng để điều tiết các môn Toán, Lý, Hóa hiệu quả cũng đặc biệt tốt! Toán học học mệt rồi, vật lý học mệt rồi, hóa học học mệt rồi, đều có thể tiến hành “học thuộc lòng một cách cuồng nhiệt”!
38. Khi học thuộc lòng có thể rất cuồng nhiệt, cũng có thể rất yên tĩnh! Có thể vừa nhảy vừa học, vừa chạy vừa học, cũng có thể đọc thầm!
39. Giáo viên không học thuộc bài khóa là “giáo viên không đủ tiêu chuẩn”! Hi vọng rằng các thầy cô giáo khi đọc xong đừng tức giận! Những giáo viên học thuộc bài khóa không những có thể dạy tốt tiếng Anh, mà còn có thể nói tiếng Anh rất lưu loát.
40. Để khiến cho trình độ tiếng Anh của mình “không ngừng nâng cao”, để nêu một “tấm gương sáng ngời” cho học sinh noi theo, người giáo viên nhất định phải gương mẫu học thuộc trước tiên!
41. Trước khi lên lớp nhất định cần đọc to một bài văn ngắn một lượt, hoặc một đoạn của bài văn, nêu một tấm gương sáng chói cho học sinh, để cho giáo viên và học sinh cùng bước vào “trạng thái Anh ngữ” cuồng nhiệt! Nếu có thể làm được như vậy, ngôi trường này nhất định sẽ là ngôi trường học tiếng Anh tốt nhất toàn Trung Quốc!
42. Học thuộc lòng có thể nâng cao nhanh chóng “khí chất” của một cá nhân! Làm một người có khí chất phi phàm chính là ước mơ của mỗi người! Hãy cùng bắt đầu cuồng nhiệt học thuộc lòng nào các bạn ơi!
43. Học thuộc lòng là một thói quen vĩ đại, một khi có được thói quen này, bạn sẽ thu lợi suốt cả đời!
44. Học thuộc lòng giúp mang lại niềm vui cho cuộc sống mỗi ngày của bạn! Những con chữ đẹp đẽ kia sẽ không ngừng làm sạch tâm hồn bạn, không ngừng tạo dựng khả năng ăn nói của bạn, không ngừng nâng cao sự tự tin của bạn, đương nhiên cũng không ngừng làm tăng thêm khả năng thi cử của bạn!
45. Cuối cùng vẫn cần phải nói với mọi người rằng: Kiên trì sáng tạo nên kì tích! Nhất định cần tiếp tục kiên trì! Tổ quốc cần chúng ta phải kiên trì! Ba mẹ cần chúng ta phải kiên trì! Thầy giáo cần chúng ta phải kiên trì! Thành tựu trong tương lai của chúng ta càng cần chúng ta phải kiên trì.

Django Flowchart






  1. User requests a page
  2. Request reaches Request Middlewares, which could manipulate or answer the request
  3. The URLConffinds the related View using urls.py
  4. View Middlewares are called, which could manipulate or answer the request
  5. The view function is invoked
  6. The view could optionally access data through models
  7. All model-to-DB interactions are done via a manager
  8. Views could use a special context if needed
  9. The context is passed to the Template for rendering
  10. Template uses Filters and Tags to render the output
  11. Output is returned to the view
  12. HTTPResponse is sent to the Response Middlerwares
  13. Any of the response middlewares can enrich the response or return a completely new response
  14. The response is sent to the user’s browser.